Thứ Ba, 25 tháng 10, 2016

Học dự toán online - Chuẩn bị các thông tin, tài liệu để bắt đầu lập dự toán


Bài này  hướng dẫn bạn vừa học lập dự toán vừa tìm cách kiếm tiền cùng Dự toán GXD)
1 trong 6 lời khuyên của tỉ phú Warren Buffett: Đừng bao giờ phụ thuộc vào một nguồn thu nhập duy nhất. Hãy đầu tư để tạo ra nguồn thứ hai. 
Nếu kiên trì theo đuổi Dự toán GXD bạn có cơ hội để kiếm tiền ít nhất từ 3 nguồn:
1) Sử dụng Dự toán GXD để lập dự toán (làm tư vấn thiết kế, thẩm tra/thẩm định, làm giá thầu...) là nguồn 1
 2) Làm đại lý phân phối phần mềm Dự toán GXD - là nguồn thứ 2
3) Giảng dạy lập dự toán, đi gia sư dự toán là nguồn thứ 3
Không có gì dễ dàng cả, kiếm tiền thì càng không dễ dàng. Phải kiên trì, miệt mài, sáng tạo và thông minh. Trong lĩnh vực dự toán chi phí, đọc là tiền.
Câu hỏiBắt tay vào lập dự toán chi phí cho một công trình, cần chuẩn bị những gì? 
Một số gợi ý các bạn nhé (công trình sử dụng vốn nhà nước):
1) Quyết định đầu tư của dự án (dự án đầu tư xây dựng công trình mà bạn đang muốn lập dự toán) Trong đó sẽ có nhiều thông tin bạn cần: Giá trị tổng mức đầu tư, cơ cấu chi phí của Tổng mức đầu tư, loại công trình, cấp công trình, có thể là kế hoạch đấu thầu nữa...
2) Thông tin địa điểm xây dựng: Dựa vào thông tin này để:
- Chọn bộ Dữ liệu csv, mdb của địa phương nạp vào phần mềm Dự toán GXD (hiện tại phiên bản mới nhất là Dự toán GXD10) Ví dụ: Công trình xây dựng ở Hà Nội, tại thời điểm này chọn CSDL HaNoi2015. Công trình xây dựng tài tp HCM, tại thời điểm này vẫn dùng CSV HoChiMinh2015. Lưu ý: Dữ liệu phần mềm Dự toán GXD luôn cập nhật mới nhất.
- Các quyển Đơn giá địa phương cần được đặt trên bàn (không mua được bản gốc thì phải photo)
- Công bố giá vật liệu gần nhất
- Cước vận chuyển công bố gần nhất
- Báo giá vật liệu đến hiện trường (báo giá này có thể tìm sau vì khâu chuẩn bị này chưa biết công trình sẽ dùng vật liệu gì)
3) Loại công trình: Thông tin này giúp
- Làm căn cứ để tra các định mức tỷ lệ tính: Chi phí trực tiếp khác, Chi phí chung (xem sheet Ts của phần mềm Dự toán GXD)
- Để sau tra định mức tỷ lệ, nội suy: Chi phí quản lý dự án, một số chi phí tư vấn và một số chi phí khác (sheet QĐ 957)
- Tra chỉ số giá để tính chi phí dự phòng, một số trường hợp tra suất vốn đầu tư để tính 1 số chi phí
4) Cấp công trình: Thông tin này giúp làm căn cứ tra định mức tỷ lệ tính chi phí thiết kế...
5) Hồ sơ bản vẽ thiết kế, báo cáo khảo sát địa chất 
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật: Bạn sẽ xác định được dự toán ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật của công trình (nếu có)
- Bản vẽ thiết kế bản vẽ thi công: Bạn sẽ xác định được dự toán ở giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công của công trình
- Báo cáo khảo sát địa chất: Giúp bạn xác định cấp đất, đá để trong sheet DutoanXD của phần mềm Dự toán GXD có thể tra các mã theo quy cách Cấp đất, đá...
- Báo cáo khảo thủy văn, ...
6) Các văn bản (các bạn nên tạo 1 thư mục và tải các văn bản lưu vào đó tiện tra cứu)
 - Thông tư số 17/2000/TT-BXD của Bộ Xây dựng hướng dẫn phân loại vật liệu tính vào chi phí trực tiếp
7) Các tập định mức dự toán (kích vào tên để tải file)
- Lập dự toán Chi phí xây dựng phải có tập ĐM số 1776/BXD-VPsố 1091/QĐ-BXDsố 1172/QĐ-BXD để trên bàn.
- Lập dự toán Chi phí phần thiết bị phải có các tập ĐM số 1777/BXD-VPsố 1173/QĐ-BXD+...
 nói chung lắp đặt thiết bị thì định mức thiếu nhiều và người có kinh nghiệm phải sưu tầm, tích lũy nhiều định mức từ các Bộ Ngành khác nhau công bố và thông tin định mức từ các công trình tương tự 
- Chi phí Quản lý dự án, chi phí tư vấn: ĐM số 957/QĐ-BXD
Câu hỏi: Lập dự toán công trình bưu chính viễn thông hoặc công trình điện thì dùng tập định mức nào?
8) Các tài liệu khác: Bạn điền thêm nhé
9) Các kiến thức cơ bản cần tìm hiểu về dự toán: Cần nhắc bạn dự toán là công việc Rất Quan Trọng thậm chí còn hơn cả Thiết kế Kết cấu, Kỹ thuật công trình - bởi kỹ sư kết cấu, kỹ thuật mà không có tiền thì tịt hết chẳng làm được gì cả. Do đó phải đầu tư tìm hiểu thật bài bản, chứ không phải bắt tay vào làm rồi vẫn “đếch” hiểu định mức, đơn giá, giá vật tư... là gì, chết dở, dự án đầu tư xây dựng công trình có thể xuống sông xuống bể hết. Kích vào đây và xem bạn trả lời được bao câu hỏi?
Nói chung, khâu lập dự toán khó khăn, không chính xác là do thiếu thông tin. Thiếu thông tin trong cái đầu của người lập dự toán, thiếu thông tin do cơ quan có thẩm quyền công bố, thông tin lưu trữ do kinh nghiệm làm việc qua tích lũy lại, thông tin từ thị trường... Nếu đủ thông tin rồi thì các phép tính toán ra giá trị dự toán rất đơn giản, thậm chí phần mềm Dự toán GXD đã tính hết giúp bạn rồi. Đầu tư 1 phần mềm Dự toán GXD cài trong máy và chuẩn bị thực hành theo các bài học tiếp là nghe theo lời khuyên tỉ phú Warren Buffett đấy bạn.

Chúc bạn thành công.

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2016

Những điều kỹ sư cần nắm vững khi đi thi công


Những điều kỹ sư cần nắm vững khi đi thi công

- Học phần mềm dự toán như Dự toán GXD để còn biết phân tích vật tư.  - Tập thống kê cốt thép. Trong Dự toán GXD , Đấu thầu GXD có luôn b...
Phần mềm lập dự án đầu tư xây dựng GXD
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng (thay thế Nghị định số 12/2009/NĐ-CP)
- Học phần mềm dự toán như Dự toán GXD để còn biết phân tích vật tư. 
- Tập thống kê cốt thép. Trong Dự toán GXD, Đấu thầu GXD có luôn bảng thống kê cốt thép.
- Về kỹ thuật thi công thì cần nắm vững một số cái như sau:
+ Cách lấy tim, cốt sao cho chuẩn. Cái này trong giáo trình kỹ thuật thi công đã nói chi tiết rồi. Học sao ra làm vậy thôi.
+ Về biện pháp thi công cũng vậy, biên pháp thi công cột, dầm, sàn, móng... giống trong giáo trình kỹ thuật thi công. Ngoài thực tế có khác thì chỉ khác đôi chút. Đọc lại phần tính toán cốp pha, đà giáo, cột chống. Cái này để biết mà còn tính toán cho những trường hợp đặc biệt. 
+ Tìm hiểu thêm về cấp phối, các kỹ thuật xây trát, ốp, lát...trên diễn đàn bác nào có những tài liệu gì thì up lên cho em nó.
+ Luôn trau dồi, và học hỏi những thế hệ đi trước.
Về khoản hồ sơ: Cần nắm vững các thông tư, nghị định nhà nước ban hành. Tìm các hồ sơ mẫu rồi làm theo các bước giống như vậy là được.
+ Mới ra công trường các bạn kỹ sư trẻ hãy tự tin lên. Mình nói thêm một vài kinh nghiệm nữa.
+ Khi tính toán vật liệu cần thiết. Các bạn nhập mã công việc, khối lượng công việc vào phần mềm dự toán rồi cho vào phân tích vật tư các bạn sẽ có các vật liệu cần thiết, hoặc có thể tra ở các định mức như định mức 1776 (phần mềm dự toán cũng dựa trên các định mức mà nhà nước ban hành)...Về cách bóc tách khối lượng cũng đơn giản thôi. Ví dụ: Bê tông cột sàn dầm, tường xây...tính theo m3 (dai x rộng x cao) vậy thôi. Còn cốp pha,trát, ốp, lát...tính theo m2, những gì liên quan đến sắt thép đương nhiên là theo khối lượng kg rồi.
+ Về bố trí bãi tập kết vật liệu thì cứ hình dung chỗ nào hợp lý, thuận tiện thì đổ không phải lăn tăn gì.
+ Về điện công trường để bố trí cho máy xây dựng, lều lán trại thì nên tìm hiểu thêm để biết...
+ Cách bảo dưỡng bê tông
+ Nằm vững các tiêu chuẩn thi công (tìm trên diễn đàn). Để biết đường mà làm. Ví dụ như: TCVN 4453, TCVN 4447,...

Học dự toán online – bài 4 – các văn bản hiện hành cần biết để xác định dự toán

Học dự toán online – bài 4 – các văn bản hiện hành cần biết để xác định dự toán

 
Có số liệu cho biết hiện nay tại Việt Nam có tới 60% các dự án đầu tư xây dựng là vốn nhà nước, còn lại 40% các dự án đầu tư xây dựng là vốn tư nhân. Con số có thể khác, nhưng các dự án vốn nhà nước thì buộc phải làm theo các quy định, hướng dẫn của Nhà nước, còn các dự án vốn tư nhân thì không có hướng dẫn gì nên cũng thường tham khảo quy định, hướng dẫn của Nhà nước để làm theo. Do đó làm xây dựng bạn phải nắm bắt.
  • Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Câu hỏi 1: Sao lập dự toán lại cần đọc NĐ quản lý dự án?
  • Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Câu hỏi 2: NĐ số 32 dài lắm, tìm hiểu về dự toán nên đọc tập trung chỗ nào trước?
  • Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. Câu hỏi 3: Tại sao học dự toán lại phải đọc NĐ quản lý chất lượng?
  • Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Câu hỏi 4: Mấy bài học dự toán online trước đó trên http://gxd.edu.vn có theo thông tư số 06/2016/TT-BXD không?
  • Thông tư số 05/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Câu hỏi 5: Vậy thông tư hướng dẫn xác định giá vật liệu và thông tư hướng dẫn xác định giá ca máy đâu?
GXD sẽ tiếp tục cập nhật trong thời gian tới, các bạn chú ý vào http://Dobockhoiluong.com để cập nhật thường xuyên nhé.

Học dự toán online – bài 3 Nội dung cụ thể của dự toán xây dựng công trình



Nội dung cụ thể của dự toán xây dựng công trình như sau:
1. Chi phí xây dựng gồm: 1) chi phí trực tiếp, 2) chi phí chung, 3) thu nhập chịu thuế tính trước, 4) thuế giá trị gia tăng (kí hiệu lần lượt là T, C, TL, GTGT);
2. Chi phí thiết bị gồm: 1) chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ, 2) chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ, 3) chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh và 4) các chi phí khác có liên quan;
3. Chi phí quản lý dự án gồm: các chi phí quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định này để tổ chức thực hiện quản lý dự án đối với công trình kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng;
4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng của công trình gồm: chi phí khảo sát, thiết kế, giám sát xây dựng và các chi phí tư vấn khác liên quan;
5. Chi phí khác của công trình gồm: chi phí hạng mục chung và các chi phí không thuộc các nội dung quy định tại các Điểm a, b, c, và d nói trên.
– Chi phí hạng mục chung gồm: chi phí xây dựng nhà tạm để ở và điều hành thi công tại hiện trường, chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến và ra khỏi công trường, chi phí an toàn lao động, chi phí bảo đảm an toàn giao thông phục vụ thi công (nếu có), chi phí bảo vệ môi trường cho người lao động trên công trường và môi trường xung quanh, chi phí hoàn trả mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật do bị ảnh hưởng khi thi công công trình (nếu có), chi phí thí nghiệm vật liệu của nhà thầu và một số chi phí có liên quan khác liên quan đến công trình;
6. Chi phí dự phòng của công trình gồm: chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng công trình.
Câu hỏi 1: Chi phí hạng mục chung trong Dự toán GXD được tính tại sheet nào?
Câu hỏi 2: Công thức xác định chi phí hạng mục chung ?

Học dự toán online – bài 2 – Nội dung của dự toán xây dựng công trình

Học dự toán online – bài 2 – Nội dung của dự toán xây dựng công trình


Học dự toán online – bài 2 – Nội dung của dự toán xây dựng công trình

Dự toán xây dựng công trình gồm 6 nội dung (Bạn hãy nhớ con số 6)

1) Chi phí xây dựng,
2) Chi phí thiết bị,
3) Chi phí quản lý dự án,
4) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng,
5) Chi phí khác
6) Chi phí dự phòng
Yêu cầu: Bạn hãy mượn, xin 1 quyển dự toán hoặc đầu tư mạnh, đột phá cho nghề nghiệp bằng cách Mua lấy 1 quyển dự toán, rồi bạn mở ra xem có đủ 6 nội dung dự toán thể hiện trong quyển đó không?
Câu hỏi 1: Trong phần mềm Dự toán GXD 6 nội dung dự toán được thể hiện ở bảng tính (sheet) nào? Các giá trị của 6 nội dung đó được link từ những sheet nào sang?
Câu hỏi 2: Khi mở hồ sơ dự toán 1 số công trình, có thể bạn sẽ thấy khuyết thiếu chi phí thiết bị. Ví dụ: thi công 1 tuyến đường liên thôn xã không thu phí, thi công 1 đoạn kênh mương… Vậy có công trình nào khuyết thiếu chi phí xây dựng không? hãy cho ví dụ mà bạn biết.

Một số tính năng và ưu điểm của Dự toán GXD

Một số tính năng và ưu điểm của Dự toán GXD

Một số tính năng và ưu điểm của Dự toán GXD


  • Một số tính năng của Dự toán GXD:
      Dự toán GXD được TA chủ trì phát triển trên quan điểm: chuyên gia trực tiếp làm dự toán, thẩm tra dự toán; giảng viên dạy đo bóc khối lượng lập dự toán, nghiên cứu quản lý nhà nước nước về lập và quản lý chi phí, biên soạn, sửa đổi các tập định mức - cùng với góc nhìn ứng dụng công nghệ thông tin, mạng internet trong xây dựng, lưu trữ xử lý số liệu...
  • Ưu điểm:
1. Cài đặt nhanh và dễ dàng. Có thể nói thời gian cài đặt không quá 10 giây. 
2. Tốc độ xử lý dữ liệu nhanh: Lập trình bằng ngôn ngữ bậc thấp VC++ (gần sát ngôn ngữ máy) nên tốc độ xử lý nhanh, kết hợp với VBA + Macro4 trong Excel. Việc lựa chọn VC++ là nhận phần khó khăn về người lập trình và phần dễ dàng cho người sử dụng.

3. Tương thích với: WinXP, Win Vista, Win7 - Office 2003, 2007 và 2010 (bởi VC++ tương thích với các hệ thống này).

4. Dữ liệu - thông tin mọi lúc mọi nơi: Giaxaydung.vn có nhiều kinh nghiệm về lưu trữ và truyền tải dữ liệu (qua diễn đàn và thư viện). Dù ngồi ở văn phòng, bên chủ đầu tư, văn phòng nhà thầu, công trường hay quán cà phê bạn đều có thể download dễ dàng file CSDL về chạy.
5. Bộ cài đặt nhỏ gọn: Bộ cài đặt đang được TA kìm chế ở dưới 2Mb - dễ dàng cho việc lưu trữ, copy theo USB. Đặc biệt quan trọng trong việc ứng dụng Internet - file nhỏ thì gửi truyền tải qua mạng, đính kèm qua email dễ dàng.

6. File dự toán thành phẩm nhỏ gọn tối đa: TA tiết kiệm đến từng byte, vì TA biết rằng người lập dự toán còn phải gửi file trao đổi qua lại giữa các đối tác. Việc tăng dung lượng file khi đầu việc dự toán nhiều sẽ làm cho tốc độ xử lý chậm đi. File thành phẩm là file Excel (.xls). Bạn nhớ là để gửi file Dự toán cho đối tác đính kèm Yahoo Mail hay Gmail chỉ được tối đa khoảng 10Mb. Dung lượng file Dự toán GXD hiếm khi > 2 hoặc 3Mb và nén lại .rar thì càng nhỏ.

7. File cơ sở dữ liệu mở: Người sử dụng mở dữ liệu bằng Excel - xem, sửa, xóa, copy, paste và tính toán với mọi công thức của Excel dễ dang. Điều này cho phép cả cộng động sử dụng Dự toán GXD cùng tham gia vào việc xây dựng - trao đổi bộ cơ sở dữ liệu - chia sẻ.
8. Tận dụng mọi khả năng mạnh mẽ của Excel: Bạn có thể dùng hàm Vlookup, AutoFilter, Sum, Sumif, Count, Round... và các tính năng Cut, Paste, in ấn... làm cho năng suất lao động tăng cao. Đặc biệt sẽ có các bài hướng dẫn chu đáo. File dự toán là file Excel.

9Chuẩn xác về chuyên môn, thuật toán: Là người tham gia vào công tác nghiên cứu, soạn thảo các văn bản quản lý nhà nước về lập và quản lý chi phí, tham gia giảng dạy các lớp KSĐG, tham gia nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các tập định mức dự toán XDCT, tham gia làm nhiều bộ đơn giá địa phương - TA biết phần mềm dự toán cần như thế nào.

10. Tích hợp bảng lương nhân công và bảng giá ca máy: Đây là thứ mà người lập dự toán nào cũng cần, nhưng ai cũng phải tra cứu, tính toán riêng.

11. Bảng nội suy chi phí QLDA và chi phí Tư vấn rõ ràng.

12. Có sự kết hợp tốt giữa chuyên môn về xây dựng và tin học: TA là dân xây dựng đang làm tư vấn thật sự. Với vốn kiên thức về tin học có thể diễn tả được vấn đề cần lập trình với các kỹ sư lập trình.
13. Khả năng tùy biến, chỉnh sửa giao diện dễ dàng: Bạn chỉ việc mở file template DutoanGXD.xlt ra và định dạng màu sắc, font chữ, bìa, logo, thuyết minh theo form IZO của công ty mình sau đó lưu lại. Điều này cho cả cộng đồng tham gia tạo theme mẫu dự toán và chia sẻ.

14. Tính toán đủ các thành phần chi phí: Dự toán chi phí xây dựng gồm Chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn, chi phí khác, chi phí dự phòng. Đặc biệt thiết kế thêm phần lập dự toán chi phí thiết bị.
15. Lập dự toán theo đơn giá công trìnhkết nối đơn giá chi tiết theo chiều dọc với bảng dự toán theo chiều ngang: Công việc này thường làm tốn nhiều thời gian của người lập dự toán để kết nối vì không dùng hàm Vlookup được.

16. Điều chỉnh, bù trừ chênh lệch giữa 2 cột bất kỳ (lựa chọn rộng mở hơn):
Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng, bởi công trình kéo dài, bù trừ, điều chỉnh dự toán là vấn đề không thể tránh khỏi.
Như trong hình sau file Giá vật tư Quảng Ninh có giá tại tp Hạ Long, huyện Hoành Bồ ... bạn có thể chọn tính chênh lệch giữa cột Hạ Long và Giá gốc, giữa Hoành Bồ và Giá gốc, giữa Hoành Bồ và Hạ Long :D ..., các số liệu các tháng, các địa điểm được lưu trữ tiện sử dụng và chia sẻ. Lý thuyết bạn có thể lưu giá vật tư trong 256 cột của Excel. Lựa chọn tính chênh lệch là rộng mở hơn nhiều.

17. Tính đơn giá chi tiết với bất kỳ cột số liệu nào đã được đưa vào file Giá vật tư:
Sau khi bấm lệnh Tính đơn giá chi tiết, bạn có thể chọn cột Giá gốc hoặc cột Hạ Long hoặc cột Hoành Bồ và giá vật tư ở cột đó sẽ được đưa vào bảng tính đơn giá chi tiết. Bạn có các đơn giá công trình tại các thời điểm và địa điểm công trình thật dễ dàng, khả năng mở cao.
                                    

Sinh viên xây dựng ra trường làm cán bộ kỹ thuật cần trang bị những kiến thức gì ?

Sinh viên xây dựng ra trường làm cán bộ kỹ thuật cần trang bị những kiến thức gì ? 

              

Sinh viên xây dựng ra trường làm cán bộ kỹ thuật cần trang bị những kiến thức gì ?
Vì ngày mai lương cao, công việc được làm tốt, thăng tiến... bạn hãy kiên trì đọc hết bài.

Trong xã hội kinh tế thị trường hiện nay, không phải cứ học đại học mới có lương cao, mới làm được việc mà ngay cả khi bạn chỉ có tấm bằng trung cấp, bạn cũng có thể đạt mức lương cao… nếu bạn làm được việc sẽ có rất nhiều công ty muốn mời bạn làm việc. Vậy thế nào thì mới là “làm được việc” và để “làm được việc” thì bạn cần biết những gì?...
Bất kể bạn có trình độ đại học, cao đẳng hay trung cấp, khi bạn đứng trên công trường thi công thì người ta thường gọi bạn là "cán bộ kỹ thuật", “Kỹ thuật xây dựng” hay “kỹ thuật”.
Làm được việc ở đây có nghĩa là bạn có thể giải quyết một cách nhanh gọn, hiệu quả công việc mà mình được giao. Trong lĩnh vực xây dựng biết việc là người biết 1 hoặc nhiều kỹ năng như: chỉ đạo thi công, biết lập kế hoạch thi công, lập dự toán, soạn và thương thảo hợp đồng, lập và đánh giá hồ sơ thầu, lập hồ sơ dự thầu, hoàn công và thanh quyết toán công trình, bảo vệ khối lượng, bảo vệ đơn giá…


Sau đây là 1 số yêu cầu mà người cán bộ kỹ thuật phải biết để làm việc:
1/ Bạn phải biết đọc bản vẽ:
Ngôn ngữ giao tiếp của những người làm xây dựng là bản vẽ. Kỹ sư thiết kế, kiến trúc sư thể hiện những ý tưởng, đồ án thiết kế của mình bằng các bản vẽ, người lập dự toán thì dựa vào bản vẽ tính toán khối lượng tính kinh phí, còn nhiệm vụ của người cán bộ kỹ thuật là triển khai ý tưởng, đồ án thiết kế đó ra thực tế, thành hiện thực. Do đó, việc bạn biết đọc bản vẽ là một yêu cầu quan trọng khi bạn đi làm. Sẽ thật khó nếu bạn không biết đọc bản vẽ khi đi chỉ đạo thi công.
Bạn có thể tham khảo bài viết trên: http://dobockhoiluong.com
                         

2/ Bạn phải sử dụng thành thạo máy tính:
Trong thời đại công nghệ thông tin phổ biến như hiện nay mà bạn không biết dùng máy tính thì đúng là nên xem xét. Nhưng hầu như ít người đầu tư thời gian vào học những kỹ năng phục vụ cho công việc sau này. Ngoài thời gian (thường là ngắn) dùng máy làm đồ án phục vụ học tập thì còn lại là đa số dùng vào mục đích giải trí, game… rất lãng phí. Nếu một ngày bạn có thể dành khoảng 30 phút đến 1 giờ để học đánh máy 10 ngón, để tập lập dự toán và sử dụng các phần mềm văn phòng như Word, Excel và phần mềm chuyên ngành như: AutoCAD, Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, 3Dmax, QLCL GXD, Quyết toán GXD, Ms Project… thì khi ra trường bạn sẽ thích ứng rất nhanh với công việc và chắc chắn khi đi xin việc bạn sẽ có chiếm ưu thế hơn nhiều so với các ứng viên khác. Rồi khi đã được tuyển dụng thì vị trí của bạn trong thời buổi cạnh tranh này sẽ bền vững hơn nhiều so với các nhân viên khác.
Bạn có thể tham khảo bài viết trên: http://tinhocxaydung.edu.vn

3/ Bạn phải biết bóc tách khối lượng, xác định dự toán:
Việc bóc tách khối lượng, xác định dự toán rất quan trọng với một người cán bộ kỹ thuật. Nếu bạn không biết (nói cách khác là không biết tính tiền) thì bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công việc hay trong quá trình lập kế hoạch sản xuất, chỉ đạo thi công. Bạn cần biết được ngày hôm nay, tháng tới làm những viêc gì, khối lượng bao nhiêu, cần ứng bao nhiêu vốn và cần chở về công trường bao nhiêu nguyên, vật liệu Thật là dở nếu như sếp hỏi bạn mác bê tông 200 (tương đương cấp độ bền B15) thì cần bao nhiêu xi măng, cát, đá mà bạn lại không biết.

Hơn nữa, bạn cần biết bóc tách khối lượng để làm thầu, lập hồ sơ thanh toán khối lượng hoàn thành theo giai đoạn, quyết toán hợp đồng. Biết nhiều phần mềm hỗ trợ rất hữu ích cho bạn trong việc bóc tách dự toán.Nếu có điều kiện bạn hãy mua cho mình một bản quyền nhé. Hiện nay Dự toán GXD đang được sử dụng rộng rãi và có thương hiệu lớn trên thị trường, kinh tế khó khăn nên có thể dùng bản quyền theo năm thì Giá Xây Dựng cũng đáp ứng được nhu cầu của bạn và chỉ với 300 ngàn đồng bạn đã có phần mềm có bản quyền dự toán để yên tâm dùng cho các công trình của bạn.

4/ Bạn phải biết đến việc lập hồ sơ dự thầu, lập giá dự thầu:
- Làm sao để tính giá dự thầu? Cách bóc tách kiểm tra khối lượng; kỹ năng tra mã hiệu công việc?
- Đọc hồ sơ mời thầu cần chú ý gì? Phân công làm hồ sơ thầu ra sao?
- Chuẩn bị hồ sơ năng lực thế nào? Báo cáo tài chính cần chuẩn bị gì?
- Đơn dự thầu, bảo lãnh dự thầu cần làm vào lúc nào?
- Làm sao để có hồ sơ dự thầu tốt nhất và có khả năng trúng thầu nhất?
Hãy tham gia Học lớp Đấu thầu GXD bạn sẽ không nuối tiếc vì mình đã đầu tư.

5/ Bạn phải biết lập hồ sơ thanh quyết toán:
Lập hồ sơ dự thầu rồi, đi đấu thầu, trúng thầu, làm dự toán công trình đến giai đoạn cuối thanh quyết toán là của bạn mà bạn lại chưa biết:
Các công việc của hợp đồng trọn gói, hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh)
Các mẫu biểu và quy trình thực hiện tuân thủ:
- Thông tư 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước
- Thông tư số 07/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng https://goo.gl/Eb3jjg hoặc http://goo.gl/g8vcUa
- Thông tư số 09/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình https://goo.gl/4krhlZhoặc http://goo.gl/NKn8EA
- Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước

Làm sao thanh toán được một cách nhanh, khoa học và đúng yêu cầu chỉ có thể qua lớp học Thanh quyết toán GXD của Giá Xây Dựng bạn sẽ sáng tỏ ngay những thắc mắc về nghiệp vụ này.

Hãy tham gia Lớp thanh quyết toán GXD bạn sẽ thấy không ở đâu dạy bạn làm tốt hơn thế

6/ Bạn phải biết vẽ và sử dụng các phần mềm đồ họa:
Vẽ là công việc bắt buộc của người kỹ thuật, đã qua rồi cái thời dùng bút chì vẽ tay hay cặm cụi gù lưng bên bàn vẽ. Hiện này công nghệ phát triển và việc bạn biết vẽ hay sử dụng Autocad là một yêu cầu bắt buộc. Ấy vậy mà rất nhiều bạn học ra trường xong lại… không hề biết tí AutoCAD nào khi được hỏi.
Khi tham gia khóa học Dự toán GXD bạn được tặng miễn phí khóa AutoCad và Excel hoặc Ms Project rất hay.

7/ Bạn phải trang bị các chứng chỉ:
Chứng chỉ tư vấn giám sát, chứng chỉ định giá, chứng chỉ đấu thầu, chứng nhận quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình..... Còn rất nhiều những kiến thức thực tế, những kỹ năng tác nghiệp và những kiến thức bạn cần bổ sung khi bạn vừa ra trường, vừa đi làm và đặc biệt công việc yêu cầu bạn cần chứng nhận, chứng chỉ mà bạn chưa có.
Theo quy định hiện hành, các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ, Sở sẽ tổ chức thi sát hạch cấp chứng hành nghề. Bạn nên đến Công ty Giá Xây Dựng để học tập, ôn thi sát hạch và được tư vấn để có thể lấy được chứng chỉ mình cần.

8/ Bạn phải có kỹ năng tìm kiếm tài liệu trên mạng:
Google hay http://giaxaydung.vn là những công cụ không thể thiếu của các cán bộ xây dựng. Rất nhiều tài liệu trên http://giaxaydung.vn được chia sẻ, nếu bạn biết cách tìm kiếm để tham khảo kịp thời thì công việc của bạn sẽ thực hiện nhanh hơn, sếp sẽ đánh giá bạn ngày càng cao hơn.

Hy vọng, 8 vấn đề chia sẻ này có ích cho các bạn (8 là bát phát bạn nhé).
Để cập nhật thông tin chi tiết về các khóa học, xin vui lòng liên hệ:


Công ty CP Giá Xây Dựng

Email:huonggxd.hcm@gmail.com

Mobi: Ms Mai Hương: 0938 688 578 - 0962 073 535

Những lưu ý khi xây dựng móng nhà

Những lưu ý khi xây dựng móng nhà


             post-feature-image 

Những lưu ý khi xây dựng móng nhà
Trong xây dựng nhà ở, móng là một yếu tố cực kỳ quan trọng bởi nó là nền tảng để nâng đỡ nguyên khối, đồng thời ảnh hưởng đến sự bền vững ...



Trong xây dựng nhà ở, móng là một yếu tố cực kỳ quan trọng bởi nó là nền tảng để nâng đỡ nguyên khối, đồng thời ảnh hưởng đến sự bền vững cho cả công trình.


Muốn tổ ấm của bạn được kiên cố và chắc chắn thì lựa chọn đơn vị uy tín, thi công, giám sát móng nhà kỹ lưỡng, cẩn thận là một điều tuyệt đối không được bỏ qua. Dưới đây là những sai lầm cần tránh khi đổ móng xây nhà.


Không khảo sát địa chất kỹ càng


Thực tế, không có một công ty tư vấn xây dựng nào bỏ qua công đoạn này bởi vì thông qua bước này mới lựa chọn được loại đất để thi công và xây dựng móng nhà thích hợp. Trong tất cả các loại đất thì đất cát chính là loại tốt nhất dùng để xây dựng nhà, nó có ưu điển là chặt và bảo đảm độ kiên cố. Bên cạnh đó còn có đặc điểm khô ráo, khả năng thấm hút nhanh, tạo ra môi trường tốt để vi sinh vật sinh trưởng, phát triển. Vì khả năng tự làm sạch của loại đất này rất cao nên rất khó xảy ra tình trạng lún nghiêng.





Đối với trường hợp xây dựng nhà phố mà không gặp được đất cát, bạn cần phải tránh một vài loại đất dưới đây:


- Đất sét là một loại đất có khả năng hút nước kém vì kết cấu của nó quá chặt, không tạo ra môi trường, điều kiện tốt để các vi sinh vật phát triển, làm giảm bớt khả năng tự làm sạch của đất. Vì thế, nếu bạn sử dụng nó thì căn nhà sẽ thường xuyên bị ẩm thấp, nước đọng trên sàn, nấm mốc sinh sôi, ruồi muỗi gia tăng.


- Đất xốp cũng là loại đất có khả năng chịu lực kém nên căn nhà sẽ dễ xảy ra tình trạng nghiêng đổ, sập lún. Nguồn nước hay bị ô nhiễm, nước thải sinh hoạt trong gia đình thường bị tù dọng phía dưới.


Không chỉ cần phải tránh hai loại đất trên, bạn cũng không được lựa chọn những nơi có mực nước quá cao khi xây móng bởi điều này sẽ gây tình trạng ẩm thấp. Tốt nhất là nên chọn vị trí có mạch nước ngầm dưới đất thấp, nếu nó dưới nơi đổ móng nhà khoảng 0.5m sẽ giúp tránh được vấn đề sàn nhà bị lạnh lẽo, nghiêng lún, ẩm thấp và giảm thiểu được hiện tượng nguồn nước bị ô nhiễm.



Đất cát là loại đất tốt nhất để xây móng nhà


Thiết kế nhà không phù hợp


Hiện có nhiều loại móng khác nhau và mỗi loại thích hợp với một kiểu nhà, gia chủ cần phải tính toán kỹ điều đó, đối chiếu với đơn vị chủ đầu tư để tiến hành kiểm tra xem họ có lựa chọn thích hợp hay không. Trong trường hợp không thích hợp thì cần phải thay đổi ngay. Một số loại móng phổ biến hiện nay là:



- Móng nông: Loại móng có độ sâu khoảng 1.2÷3.5m, thích hợp với các công trình nhỏ, khả năng chịu tải trọng ở mức trung bình và thấp, xây dựng trên nền đất loại tốt. Chẳng hạn bạn xây dựng nhà cao tầng dùng móng cọc khoan nhồi với đường kính cọc từ 0,8-1,4m thì phải sử dụng loại cọc ð 1m và ð 1,2m.


- Móng sâu: Đối với loại này, chủ nhà phải tính độ sâu của thiết kế, sau đó đưa móng xuống đúng độ sâu. Nó hoàn toàn phù hợp với các công trình có tải trọng lớn song bạn cũng không nên xây dựng nó ở vị trí có mạch nước ngầm lớn.



Thiết kế nhà không phù hợp với móng sẽ ảnh hưởng đến độ bền công trình



Ngoài hai vấn đề trên, bạn cũng phải tránh một vài sai sót khác. Cụ thể như thi công không bảo đảm gây giảm tuổi thọ công trình, nứt sàn bê tông, lún, nghiêng… dùng nguyên vật liệu kém chất lượng, lựa chọn nhà thầu xây dựng thiếu kinh nghiệm, không quan tâm tới nhiệm vụ giám sát thi công. Chỉ cần không chú trọng một trong số những việc đó thì sẽ không thể nào mang đến một ngôi nhà hoàn thiện cho bạn. Vì thế, bạn nên uôn luôn sáng suốt trong mọi công đoạn.
(Theo Tạp chí xây dựng)

Học dự toán online – bài 1 – khái niệm về dự toán

 Học dự toán online – bài 1 – khái niệm về dự toán

 

Học dự toán online – bài 1 – khái niệm về dự toán

Học thuộc khái niệm, định nghĩa dù rất chán nhưng sẽ rất chắc chắn về kiến thức bạn ạ!

Dự toán xây dựng gồm: Dự toán xây dựng công trình và Dự toán gói thầu xây dựng.

Dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng công trình được xác định ở giai đoạn thực hiện dự án phù hợp với thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các yêu cầu công việc phải thực hiện của công trình.

Dự toán gói thầu xây dựng (là toàn bộ chi phí được) xác định theo từng gói thầu, phù hợp với kế hoạch lựa chọn nhà thầu, dự toán xây dựng công trình đã được phê duyệt và được thực hiện trước khi tổ chức lựa chọn nhà thầu xây dựng. (hiểu nôm na: ở trên dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng công trình, giả sử công trình đó chia ra làm nhiều gói thầu để thực hiện, toàn bộ chí phí để thực hiện 1 gói thầu nào đó gọi là dự toán gói thầu).

Dự toán gói thầu xây dựng gồm: 1) dự toán gói thầu thi công xây dựng; 2) dự toán gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị lắp đặt vào công trình; 3) dự toán gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng và 4) dự toán gói thầu hỗn hợp. (nhớ con số 4 bạn nhé).

Phần mềm Dự toán GXD có lệnh số 6 là để xác định dự toán gói thầu xây dựng theo hướng dẫn của Thông tư số 06/2016/TT-BXD.

Câu hỏi 1: Theo quy định hiện hành dự án được chia làm mấy giai đoạn? Là những giai đoạn nào? Dự toán được lập ở giai đoạn nào?

Câu hỏi 2: Khi lập dự toán, chủ đầu tư có thể yêu cầu tư vấn sắp xếp các công việc thuộc cùng 1 gói thầu nằm gần nhau trong quyển dự toán (thay vì theo trình tự thi công) để tiện lợi cho công việc khi hình thành dự toán gói thầu có được không?

Câu hỏi 3: Ơ thế học tốt các bài học này em có thể xin việc vào đâu?
Trả lời luôn: Lập tốt dự toán theo các bài học này có thể xin việc vào:

  • Công ty Tư vấn thiết kế (lập dự toán thuộc công tác thiết kế)

  • Các Chủ đầu tư, Ban QLDA cần hiểu về dự toán để kiểm soát, giao tiếp với Tư vấn, Nhà thầu, Cơ quan thanh tra, kiểm tra

  • Các Bộ, Ngành, UBND, Sở – bộ phận liên quan đến đầu tư xây dựng

  • Thanh tra, kiểm toán

  • Nhà thầu thi công xây dựng

  • .v.v.

Liên hệ đăng ký học: Ms Mai Hương 0938 688 578 - 0962 073 535

Email: huonggxd.hcm@gmail.com

Lập dự toán công trình đường hình dung các khoản chi phí qua hình ảnh trực quan

Lập dự toán công trình đường hình dung các khoản chi phí qua hình ảnh trực quan
Lập dự toán là Tư vấn thiết kế giúp chủ đầu tư lập kế hoạch chi phí, dự trù các khoản chi phí cần chi phí cho các công việc cần thực hiện.
Lập dự toán chi phí xây dựng là học lại công trình này dự kiến chi phí cho công trình sau
 Ta để ý là:
- Khi Lập dự toán thì chưa diễn ra việc thi công
- Khi diễn ra việc thi công thì cần tiền để chi trả
- Do đó Lập dự toán là lập kế hoạch để khi diễn ra thì có đủ tiền mà trang trải các khoản. Phải dự đoán. Người lập dự toán tốt thì khi thực hiện diễn ra suôn sẻ vì kế hoạch diễn ra đúng.