Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2016

Làm thế nào để giỏi dự toán (Phần 2)

Làm thế nào để giỏi dự toán (Phần 2)

Mọi người thường nghĩ, muốn giỏi dự toán thì phải đi tìm một quyển dự toán thật đầy đủ, có thể là một công trình 3-5 tầng hoặc 7-9 tầng với các đầu việc đầy đủ bao gồm cả bản vẽ thiết kế, từ đó làm theo. Nếu bạn chưa biết nhiều về dự toán hoặc chỉ mới hiểu sơ khai về dự toán, đó có thể sẽ là con dao hai lưỡi.
Với người mới tiếp cận dự toán mẫu đó, sẽ luôn luôn túc trực một câu hỏi, làm sao mình làm được như người đã làm ra quyển dự toán này? “Họ tính thật đầy đủ và chi tiết, cách tính khoa học rõ ràng, đầu việc đầy đủ thế?”. Bạn đâu biết rằng, nhiều người làm nên quyển dự toán đó, và qua một quá trình kiểm tra, thẩm tra, thẩm định phê duyệt mới ra được sản phẩm đó. Vậy thì muốn mình làm được ngay những sản phẩm như thế là điều quá khó, và nhiều người sẽ bị tự ti, nản chí khi bắt đầu bởi một sản phẩm quá phức tạp.
Nếu bắt đầu với việc lập dự toán công trình lớn, bạn sẽ choáng ngợp vì sự phức tạp của nó. Ảnh: LV
Vậy hãy bắt đầu từ những điều đơn giản! Những phép tính thật đơn giản!
LV từng nói với các anh chị, các bạn tham gia lớp dự toán “Các bạn hay những người thân các bạn không học nhưng đã từng làm dự toán rồi đấy, chính xác là đã từng khái toán những công trình xung quanh mình, hoặc chính ngôi nhà của mình. Vậy đó là sự sơ khai của dự toán còn gì nữa? Vậy thử nhé: Bạn có tính toán được cái cột nhà có kích thước 0,3*0,3*3,2m kia bao nhiêu tiền không? Chắc là sẽ làm được”
Vậy thì chỉ với một bài toán đơn giản, giả sử cột nhà có kích thước 0,3*0,3*3,2m bê tông mác 200. Hãy tính xem nó hết bao nhiêu cát, đá, xi măng, gỗ, …giả sử thép cột 0,008 tấn D6 và 0,03 tấn D16. Hãy đi theo đúng từng bước của việc lập dự toán nhé:
1, Định hình công việc dự toán phù hợp với công việc thi công:
–         Buộc Théo cột, thép chủ (D16)
–         Gia công và Buộc thép đai (D6)
–         Ghép ván khuôn cột, ván gỗ
–         Trộn và đổ bê tông (thủ công) mác 200
2, Tính toán KL: Trong thực tế cột 0,3*0,3*3,2 rất dễ hình dung. Tuy nhiên với dân kỹ thuật, chúng ta cần phải thể hiện bằng bản vẽ với mặt cắt đứng, mặt bằng vv…Điều này đòi hỏi chúng ta cần đọc được bản vẽ kỹ thuật xây dựng.
–         Buộc Théo cột, thép chủ (D16): 0,03 tấn – Theo thống kê
–         Gia công và Buộc thép đai (D6): 0,008 tấn – Theo thống kê
–         Ghép ván khuôn cột, ván gỗ: 0,3*4*3,2=3,84m2
–         Trộn và đổ bê tông (thủ công) mác 200: 0,3*0,3*3,2=0,228 m3

3, Tính toán bằng cách lấy (Khối lượng* Đơn giá). LV giúp các bạn thử 3 cách nhé:
Hãy bắt đầu việc học dự toán với những bài toán đơn giản như là tính 1 cái cột bao nhiêu tiền, 1 bức tường xây bao nhiêu tiền? 1m2 trát bao nhiêu tiền?.Ảnh: st
Cách 1: Bốc thuốc theo bác thợ xây:
–         Thép cột D16 và D6: cả gia công khoảng 22 triệu/ tấn
–         Ván khuôn cột bằng gỗ: Khoảng 150 nghìn/m2
–         Bê tông cột: Khoảng 2,5 triệu/m3
Vậy đơn giá cột sẽ là:
(0,008+0,03)*22tr + 3,84*0,15tr+0,228*2,5tr= 0,836tr + 0,576tr + 0,57tr = 1,982 tr
Nhưng vấn đề ai sẽ chấp nhận đơn giá mà chúng ta bốc thuốc này? Xin thưa chúng ta chỉ bốc thuốc khi khái toán cho riêng chúng ta theo kinh nghiệm hoặc khi Lập dự án đầu tư ban đầu. Còn việc Lập dự toán cần có căn cứ chi tiết, chính là các ĐM đơn giá mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong cách 2 và cách 3
Cách 2: Tính theo đơn giá địa phương ban hành.
(Hiểu bản chất của lập dự toán bằng PP đơn giá địa phương)
Trước hết các bạn phải hiểu vì sao gọi là Đơn giá địa phương: Đơn giá do các Tỉnh, Thành phố ban hành ra ở một thời điểm nào đó kèm theo Quyết định công bố được gọi là đơn giá địa phương. Ví dụ:
+ Đơn giá số 56 Hà Nội năm 2008 (Đã được thay thế)
+ Đơn giá xây dựng 5481 năm 2011 của Hà Nội
Đơn giá được công bố thường được xây dựng trên cơ sở định mức đã được Bộ Xây dựng ban hành (ngoại trừ một số Bộ ngành khác công bố định mức và công bố luôn đơn giá). Do vậy, thường các địa phương có kết cấu đơn giá giống nhau, nhưng số liệu đơn giá lại khác nhau do đơn giá Vật liệu, Nhân công, Máy thi công ở mỗi nơi một khác nhau.
Vậy thì muốn tính dự toán cho 1 công tác nào đó, cách làm của chúng ta vẫn là:
Đơn giá công tác = Khối lượng * Đơn giá
abc
Phương pháp lập dự toán phổ biến nhất: Khối lượng nhân với Đơn giá
Trong đó khối lượng xác định từ bản vẽ và Đơn giá lấy theo đơn giá địa phương
Tuy nhiên Đơn giá thường được ban hành từ một thời điểm nào đó (ví dụ Đơn giá HN 2011 ban hành tháng 11/2011), và thường sẽ là đơn giá không đầy đủ (chưa tính đuôi chi phí gồm trực tiếp phí khác, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế GTGT và chi phí lán trại). Như vậy khi sử dụng đơn giá địa phương ta phải làm 2 việc sau:
+ Điều chỉnh đơn giá về thời điểm hiện tại
+ Tính các chi phí đuôi để có một đơn giá đầy đủ
Để điều chỉnh đơn giá về thời điểm hiện tại người ta thường phải bù các yếu tố vật liệu, nhân công, máy thi công bằng cách phương pháp như là bù trừ trực tiếp (tính chênh lệch) hoặc nhân hệ số điều chỉnh (Kđ/c)
A-1
Trích đơn giá xây dựng 5481 Hà Nội ban hành năm 2011
 Ví dụ: Tính toán đơn giá của 10m3 bê tông cột mác 250, ta làm như sau:
+ Mở đơn giá HN 2011 ra, trang 160 có đơn giá bê tông cột (như minh họa hình trên)
Cách 1: Lấy giá trị 1.801.480 nhân với đơn giá 10 sẽ có ngay giá trị: 18.014.800 đồng
Tuy nhiên cách này chỉ tính đơn đơn giá tổng hợp cho bê tông cột tại thời điểm ban hành đơn giá (tháng 11/2011), muốn tính thời điểm này là khó do chúng ta không rõ trong 1.801.480 kia gồm những đơn giá cụ thể gì?
Cách 2: Tính toán cho từng giá trị theo giá trị vật liệu, nhân công, máy thi công rồi tính thêm các phần chi phí đuôi:
Đơn giá 10m3 bê tông = 10*[(VL+NC+MTC)+TT+C+TL+VAT+Gxdnt]
= 10*[(758.902+974.354+67.224)*1,025*1,065*1,055*1,1*1,01]
Giải thích cách tính: 1,025 ; 1,065; 1,055; 1,1; 1,01 lần lượt là phần tính thêm của 2,5% trực tiếp phí khác; 6,5% chi phí chung; 5,5% thu nhập chịu thuế tính trước; 10% thuế GTGT và 1% chi phí xây dựng nhà tạm của công trình dân dụng.
Với cách tính chi tiết này, chúng ta sẽ có các công cụ PM dự toán giúp phân tích chi tiết xem trong các giá trị VL = 758.902, NC=974.354, MTC=67.224 mà Hà Nội ban hành ở trên gồm những vật tư cụ thể gì, khối lượng định mức là bao nhiêu từ đó tính toán điều chỉnh dự toán về thời điểm hiện tại.
Hầu hết mọi phần mềm dự toán đều dùng cách 2, nguyên lý là Điều chỉnh giá trị Vật liệu, Nhân công, Máy thi công về thời điểm hiện tại và Tính thêm các chi phí đuôi. Và để lập dự toán nhanh, chúng ta cần sử dụng các phần mềm dự toán, bởi các dữ liệu đã được mã hóa, giúp việc tra cứu và thao tác trở nên nhanh chóng, thuận tiện.
Để rõ hơn, các bạn đọc tài liệu “Các bước thực hành dự toán trên phần mềm GXD” – Phần hướng dẫn theo đơn giá địa phương.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét