Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2016

Làm thế nào để giỏi dự toán (Phần 3)

Làm thế nào để giỏi dự toán (Phần 3)

Phần 5:Lập dự toán theo PP đơn giá tại công trình: Hiểu sâu về bản chất của dự toán!
Các phần trước:  Phần 1,        Phần 2,          Phần 3
Định nghĩa: Đơn giá công trình là Đơn giá mà người lập dự toán tự xây dựng từ Định mức và các đơn giá vật liệu, nhân công, máy thi công tại công trình đó ở thời điểm lập dự toán (thay vì dùng Đơn giá địa phương và bù giá).
Để hiểu hơn về PP này, bây giờ bạn hãy làm một ví dụ đơn giản: Bố mẹ bạn chuẩn bị làm nhà 3 tầng, và bảo bạn hãy tính thử 1 bức tường xây cao 3,5m, rộng 4m, có cửa sổ 1,5*1,5m, xây tường 220 (vữa XM mác 50) thì tính ra bao nhiêu tiền?
Trước hết ta tính khối lượng:
+ Xây cần tính ra m3, vì đơn vị tính công tác xây trong Đm là 1m3
+ KL xây: 3,5*4*0,22 – 1,5*1,5*0,22 = 2,585m3
Tiếp theo ta tìm cách tính 1m3 xây bao nhiêu tiền?
Nếu ở quê, ta hay đi hỏi bác thợ xây xem 1m3 xây bao nhiêu gạch, bao nhiêu xi, bao nhiêu cát, nước… rồi tính nhẩm sẽ ra cơ bản. Nhưng với dự toán, ta cần tính chính xác theo đúng các quy định. Vậy với 1m3 xây, trước hết ta đi tra Định mức 1776 ta được mã hiệu AE.22220 phù hợp với mã hiệu ta cần tra:
HD3
Trích ĐM 1776, chương 5, Công tác xây, Mã AE.2xxxx
Tiếp tục tra cứu ĐM 1776 để xem 1m3 vữa xây xi măng cát mịn, Mác 50, định mức cấp phối vữa như thế nào:
HD4
Trích ĐM 1776, chương 5, Công tác xây, phần cấp phối vữa xây
Nhìn vào định mức ta có thể thấy, để xây 1m3 gạch cần các hao phí như sau:
Vật liệu:
+ Gạch 550 viên; Xi măng: 230,02*0,29 = 66,7 kg; Cát xây: 1,12*0,29=0,3248 kg
+ Vật liệu khác: nước: 220*0,29=75,4 lít (quy định trong ĐM), vật liệu khác: 6% VL chính
Nhân công: Nhân công 3,5/7 là 1,97 công
Máy thi công: Máy trộn vữa 80L: 0,036 ca; Vận thăng: 0,04 ca; Máy khác: 0,5%
Bằng cách lắp giá các vật tư, vật liệu mà ta khảo sát được trên thị trường ta sẽ lập được ngay bảng tính 1m3 khối xây. Lưu ý, phải tính các chi phí đuôi theo đúng quy định của Thông tư 04/2010:
HD5
Bảng tính 1m3 công tác xây tường 220, vữa XM mác 50
Vậy không dùng phần mềm, không dùng đơn giá địa phương, chúng ta vẫn tính được kết quả 1m3 khối xây với đầy đủ các chi phí vào khoảng 1,7 -1,8 triệu đồng
Đơn giá cho 1 bức tường xây mô tả ở trên sẽ là: 1,778 triệu đ/m3 * 2,585 m3 = 4,596 triệu đồng.
Lưu ý: Nếu dùng PM dự toán GXD hoặc Dự thầu GXD, các bạn sẽ rất nhanh chóng chỉ mất 1-2 phút tính toán với bài tập trên
Bản chất của Lập dự toán theo PP đơn giá công trình là như vậy. Chúng ta có định mức, khảo đơn giá thị trường hoặc với đơn giá nhân công, giá ca máy thì tính toán theo đúng hướng dẫn của Nhà nước sẽ dễ dàng tính được đơn giá của một công tác mà không cần dùng đến đơn giá địa phương.
Lưu ý: Địa phương muốn lập được đơn giá họ cũng làm theo cách như LV vừa hướng dẫn.
Để rõ hơn về PP lập đơn giá công trình, mời các bạn tiếp tục xem lại tài liệu “Các bước thực hành trên phần mềm dự toán GXD” – Phần 2, PP đơn giá công trình.
Phần tiếp: Cách tính giá vật liệu đến hiện trường xây dựng
Vật liệu cùng với nhân công và Máy thi công là là thành phần chính cấu thành Chi phí xây dựng trong Dự toán. Từ trước đên nay, việc xác định giá vật liệu thường được lấy bằng các cách đơn giản như lấy theo Công bố giá Liên sở Tài chính – Xây dựng, lấy theo Báo giá của nhà cung cấp, của một số website chuyên về báo giá….Tuy nhiên khi mà công trình thi công ở một địa bàn khó khăn (vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng núi cao…) hoặc đó là vật tư mà bắt buộc Nhà thầu phải lấy tại nguồn cấp thì việc tính thêm chi phí vận chuyển vật liệu là hết sức cần thiết.
Hiện nay theo hướng dẫn của Thông tư 04/2010/TT-BXD, việc xác định chi phí vận chuyển vật liệu có thể thực hiện bằng hai cách:
–         Xác định bằng định mức vận chuyển
–         Xác định bằng bảng cước vận chuyển hàng hóa.
Có ý kiến cho rằng, hướng dẫn của Bộ xây dựng vẫn chưa mô tả hết các phương pháp vận chuyển (các phương tiện khác nhau) hay điều kiện vận chuyển (đường bộ, đường sông, đường sắt, hàng không…). Tuy nhiên, chúng ta tạm bỏ qua các yếu tố đó, tập trung vào việc tính vận chuyển vật liệu theo hai cách trên thì cũng đã có nhiều điều đáng bàn.
Ngoài ra hiện nay, nhiều người vẫn nhầm lẫn khái niệm “giá vật liệu đến chân công trình” và “giá vật liệu đến hiện trường xây dựng”. Thực ra chúng khác nhau, ví dụ một công trình giao thông (đường, cầu…) kéo dài qua nhiều địa bàn thì không biết nơi nào là “chân công trình”. Do vậy dùng từ “giá vật liệu đến hiện trường xây dựng” mới chính xác, ngoài ra nó còn ẩn ý một điều “giá vật liệu bao gồm cả chi phí tại hiện trường (vận chuyển nội bộ công trường, bốc xếp, hao hụt, bảo quản …)
Công thức tính giá vật liệu đến hiện trường được xác định bằng công thức sau (quy định tại Phụ lục số 6, Thông tư 04/2010/TT-BXD):
Gvl = Gcct + Cht   = Gg+ Cvc + Cht
Trong đó :
– Gcct: giá vật liệu đến công trình; Gcct = Gg+ Cvc
– Gg: giá vật liệu gốc;
– Cvc: chi  phí vận chuyển đến công trình (bao gồm cả chi phí trung chuyển, nếu có).
– Cht: chi phí tại hiện trường bao gồm: bốc xếp, vận chuyển trong nội bộ công trình, hao hụt bảo quản tại kho, bãi.
vanchuyenVL
Minh họa các thành phần chi phí trong giá vật liệu.
Một số lưu ý khi tính giá vật liệu đến hiện trường xây dựng các bạn nên chú ý:
1, Khi thực sự thấy cần thiết hãy tính toán các chi phí liên quan đến vận chuyển, chi phí hiện trường bởi việc này khá phức tạp và nhiều khi Chủ đầu tư không duyệt các khoản chi phí này.
2, Nhiều địa phương không ban hành bảng cước vận chuyển vật liệu, hàng hóa bằng ô tô nên việc tính toán gặp nhiều khó khăn. Nhiều Chủ đầu tư chấp nhận áp dụng bảng cước 89 từ năm 2000 tuy nhiên việc điều chỉnh giá cước về hiện tại cũng khá phức tạp.
3, Mặc dù là một thành phần chi phí trong Giá vật liệu, nhưng thực tế chi phí hiện trường ít được tính toán. Lý do bởi trong định mức thường đã có vận chuyển vật liệu trong phạm vi 30m. Các chi phí liên quan đến bảo quản, hao hụt dự trữ… nhà thầu phải chịu trách nhiệm
4, Khi áp dụng bảng cước, lưu ý nhiều chi phí được tính thêm:
+ Hàng bậc 2 được tính bằng 1,1 lần hàng bậc 1; bậc 3 tính thêm 1,3 lần và hàng bậc 4 tính thêm 1,4 lần hàng bậc 1.
+ Xe 3 cầu chạy xăng (đường miền núi khó khăn), xe dưới 4 tấn được cộng thêm 30% cước.
+ Xe có thiết bị tự đổ cộng thêm 15% cước, xe có thiết bị hút xả cộng thêm 20% cước;
+ Các quy định tăng, giảm cước khác theo quy định của các Địa phương.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét